Các nội dung cơ bản của Nho Giáo ngày nay đang mất dần đi theo thời gian. Cùng với sự du nhập và Tây hóa, những giá trị truyền thống đã bị mai một, đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng. Chính vì vậy, phong trào phục hưng Nho Giáo đã nổ ra ở khắp nơi. Đặc biệt tại Việt Nam cũng đang phục dựng lại một số phong tục lịch sử quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu một chút về các kiến thức của đạo thống đặc biệt này nhé.
Nội dung bài viết
Tổ chức xã hội
Trong thế giới do Nho Giáo quan niệm thì cả ba yếu tố: Cá nhân – Gia đình – quốc gia đều được liên hệ chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy mới có câu “Tề gia trị quốc bình thiên hạ”, ý chỉ trước phải tu thân, quản tốt được gia đình mình thì mới lo được cho thiên hạ. Do đó trong một thời gian rất dài, Nho Giáo được coi là thước đo để tổ chức quản lý xã hội.

Người xưa quan niệm, xã hội phải được quản lý bởi tính chính danh của mỗi người, ai cũng cần nhận thức được hành vi, địa vị của mình. Tiếp đó là xã hội do “văn trị, lễ trị, đức trị, nhân trị” Nhà vua phải có lòng nhân ái và đức độ, còn người dân phải tuân thủ các phép tắc lễ nghi. Nội dung cơ bản của Nho Giáo bao giờ cũng đề cập đến mối quan hệ của con người và xã hội, những mối tương quan trong việc tổ chức xã hội sao cho vận hành đúng với các quy luật.
Nội dung cơ bản của Nho giáo về Lễ nghi
Nho Giáo vô cùng xem trọng phép tắc, lễ nghi. Bởi đây là các điều ước, quy phạm mà con người buộc phải thực hiện. Lễ bao hàm nhiều quy tắc thể hiện được sự tôn trọng lẫn nhau giữa con người với con người. Một xã hội không có lễ nghi là một xã hội hỗn loạn. Do đó trong các nội dung cơ bản của Nho giáo thì lễ nghi được coi là phần cốt lõi. Vì vậy Nho Giáo quy định rõ ràng các lễ ngày tết, lễ cưới, lễ tang phải thực hiện theo các quy cách như thế nào…

Trong xã hội xưa, người không hiểu phép tắc, lễ nghi sẽ bị người khác coi thường chê trách. Đồng thời người đó sẽ bị trừng phạt theo quy định pháp luật.
Quan hệ xã hội
Nho giáo chia xã hội theo 05 mối quan hệ: vua – tôi, cha – con, vợ – chồng, anh – em, bạn – bè, cùng với 05 đức tính: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Vua phải theo phép của vua, bề tôi trung với vua không được làm phản. Con cái phải lễ phép, có hiếu với cha mẹ. Bạn bè phải sòng phẳng, quân tử với nhau. Nhìn chung Nho Giáo ước thúc các quan hệ xã hội trong những nền nếp, quy định nhất định. Mỗi người phải tuân thủ các quy định đó, phép tắc lễ nghi tuyệt nhiên không thể sai phạm.
Thuật lãnh đạo
Nho Giáo quan niệm rằng một quốc gia, dân là quý nhất, rồi đến nước, vua. Người cầm quyền là nhà vua phải là người nhân đức, có tính chính danh, luôn luôn rèn luyện để bảo vệ con dân của mình. Thực tế nếu xét ra thì nội dung cơ bản của Nho Giáo này đã đề cập đến các triết lý sâu xa của xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên thời phong kiến, các nhà nho mới chỉ nêu ra được quan điểm mà chưa ước thúc thực hiện được.

Thuật này hay còn gọi là thuật trị quốc mà Trung Dung đã đề ra 9 nguyên tắc lớn trong đạo trị quốc. Trong nền tảng lý luận chung thì Nho Giáo tập trung vào việc điều hành xã hội với văn trị, lễ trị, đức trị. Như vậy có thể thấy nhà vua phải là người toàn mỹ nhất, hoàn thiện nhất.
Những nội dung cơ bản của Nho Giáo đã phần nào giúp chúng ta hiểu hơn về hệ thống tư tưởng của đạo phái này. Mong rằng bạn sẽ thấy vui vẻ khi được tiếp cận các kiến thức chuyên ngành quý báu về Nho Giáo ngày xưa.
Biên Tập Viên
[…] mới lạc nghiệp, ấy là tư tưởng bao đời nay của nông dân. Hiểu điều này, Nho Giáo đã duy trì tính ổn định trong suy nghĩ và cả sự nhận thức của người dân. […]